Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Phản ứng thông minh của Bố Mẹ, biến cơn giận dữ của Con trẻ thành bài học yêu thương(Full) в хорошем качестве

Phản ứng thông minh của Bố Mẹ, biến cơn giận dữ của Con trẻ thành bài học yêu thương(Full) 2 дня назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Phản ứng thông minh của Bố Mẹ, biến cơn giận dữ của Con trẻ thành bài học yêu thương(Full)

Phản ứng thông minh của Bố Mẹ, biến cơn giận dữ của Con trẻ thành bài học yêu thương. Bố Mẹ cùng lắng nghe câu chuyện nhé: Hôm qua, bé An rất muốn xem phim hoạt hình thêm 30 phút, nhưng Mẹ không đồng ý vì đã đến giờ đi ngủ, bé An đã gào thét và khóc lớn. Nếu Bạn là Bố Mẹ của bé An, Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? 1. Cần thấu hiểu cơn giận dữ của Trẻ: Cơn giận dữ là gì? Đó là phản ứng tự nhiên khi Trẻ cảm thấy thất vọng, bị hạn chế hoặc không đạt được điều Mình mong muốn. —————————————————————- 2. Vì sao Trẻ thường bộc lộ cảm xúc như vậy? Trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ kỹ năng để nhận diện, diễn đạt hoặc kiểm soát cảm xúc của Mình. Khi không biết cách xử lý những cảm giác tiêu cực, Trẻ có thể biểu hiện qua việc la hét, khóc lóc, thậm chí là các hành động bộc phát như đập phá. Ví dụ : Khi Trẻ muốn ăn kẹo trước giờ ăn cơm nhưng đã bị từ chối, Trẻ có thể gào thét hoặc giận dỗi vì không hiểu lý do Bố Mẹ từ chối. —————————————————————- 3. Bố Mẹ cần giữ bình tĩnh khi Con tức giận? a. Nếu Bố Mẹ mất bình tĩnh: Tình huống sẽ dễ leo thang, gây xung đột không đáng có. Ngược lại, sự điềm tĩnh giúp Con Trẻ cảm thấy an toàn và giảm dần căng thẳng. b. Cách giữ bình tĩnh: Kiểm soát cảm xúc, tránh phản ứng theo bản năng. Nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, tôn trọng cảm xúc của Con mà không nhân nhượng hành vi sai. c. Ví dụ: Khi Con trẻ la hét vì không được chơi thêm, Bố Mẹ có thể nói. Mẹ hiểu Con khó chịu, nhưng giờ là lúc ăn cơm. Sau bữa ăn, Mẹ Con mình sẽ nói thêm về việc này, được không? —————————————————————- 4. Tại sao Trẻ cần không gian yên tĩnh? a. Khi căng thẳng hay giận dữ: Trẻ dễ bị cảm xúc lấn át, khó suy nghĩ và lắng nghe. Một không gian yên tĩnh sẽ giúp Trẻ tránh được kích thích từ bên ngoài, kết nối với cảm xúc bên trong, để tìm lại sự cân bằng. Là bước đầu để Trẻ học cách kiểm soát cảm xúc, là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. b. Làm sao để hỗ trợ Trẻ? Chọn không gian an toàn: Tìm một góc yên tĩnh, quen thuộc như ghế sofa hay góc đọc sách, nơi mà Trẻ cảm thấy thoải mái và được yêu thương. Giao tiếp nhẹ nhàng: Nói đơn giản nhưng chân thành, tôn trọng cảm xúc của Trẻ, luôn khuyến khích Trẻ bình tĩnh để giải quyết vấn đề. c. Ví dụ: Bố thấy Con đang buồn và hơi giận, điều đó là bình thường. Con qua ghế sofa ngồi 5 phút để bình tĩnh lại nhé, rồi Mình cùng nói chuyện. —————————————————————- 5. Dạy Trẻ rằng cảm xúc là một phản ứng tự nhiên: a. Để Trẻ cảm nhận được rằng giận dữ hay buồn bã: Không phải điều xấu, mà là cơ hội để Trẻ học cách thấu hiểu chính Mình. b. Giúp Trẻ tự lập: Khi được tạo điều kiện để bình tĩnh, mà không bị áp lực từ Bố Mẹ. Trẻ dần hiểu rằng có thể tự kiểm soát cảm xúc của Bản thân, thay vì bị cuốn theo Chúng. c. Tạo gắn kết trong Gia đình: Hành động này không chỉ là cách xử lý tình huống, mà còn là cách xây dựng lòng tin. Trẻ học được rằng Bố mẹ không chỉ là Người chỉ bảo, mà còn là người đồng hành trong quá trình trưởng thành của Mình. —————————————————————- 6. Hướng dẫn Trẻ nhận diện cảm xúc: a. Tại sao điều này quan trọng: Khi Trẻ biết cách nhận diện và gọi tên cảm xúc của Mình. Trẻ sẽ học cách diễn đạt cảm xúc bằng lời nói, thay vì bộc phát bằng hành động tiêu cực. Điều này giúp Trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn, xây dựng kỹ năng giao tiếp và mối quan hệ lành mạnh. b. Hướng dẫn Trẻ gọi tên cảm xúc: Bố Mẹ giúp Trẻ xác định cảm xúc của Mình, như cảm xúc buồn, vui, lo lắng hay tức giận. c. Khuyến khích Trẻ bày tỏ mong muốn: Bố Mẹ dạy trẻ cách nói lên điều Mình muốn hay cần, thay vì khóc lóc, hay tức giận. d. Ví dụ: Mẹ thấy Con buồn và giận vì không được mua đồ chơi. Nhưng nếu chúng Ta lên kế hoạch trước, Mẹ Con mình có thể mua món đồ này vào tuần sau, Con nhé?. —————————————————————- 7. Bố Mẹ cùng thực hành: a. Tình huống 1: Bé An đòi Mẹ mua đồ chơi, nhưng bị từ chối nên nổi giận. Nếu Bạn là Bố Mẹ bé An, Bạn sẽ phản ứng ra sao? Gợi ý: Khi Bé giận dữ, điều Bé cần không phải là lời từ chối cứng nhắc, mà là sự đồng cảm. Bố Mẹ có thể nói: Bố hiểu Con rất thích món đồ chơi này. Nhưng hôm nay Bố chưa có kế hoạch mua sắm. Hay Mình để dành tiền để tuần sau mua nhé?. Thông điệp: Đồng cảm để Bé cảm nhận được sự chia sẻ. Dạy Bé hiểu không phải điều gì cũng có ngay lập tức và kỹ năng lập kế hoạch là quan trọng. b. Tình huống 2: Bé Tom làm Bạn ngã gãy tay và khóc hoảng sợ. Nếu Bạn là Bố Mẹ bé Tom, Bạn sẽ phản ứng ra sao? Gợi ý: Khi Bé sợ hãi và biết hối lỗi, Bố Mẹ nên giúp Bé bình tĩnh và nhận trách nhiệm. Hãy nói: Mẹ biết Con lo lắng vì làm Bạn đau. Quan trọng là biết sửa sai. Giờ Mình sẽ đi thăm Bạn, Con hãy xin lỗi Bạn và nhớ cẩn thận hơn nhé. Thông điệp: Trấn an Bé, tránh quát mắng khi bé đã sợ. Dạy Bé dũng cảm nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm từ sai lầm. —— dongluc #daycon #dayconthongminh www.facebook.com/ton.nguyen.90?mibextid=LQQJ4d https://www.facebook.com/share/g/1FUF...    / @tonnguyen-gt   www.tiktok.com/@tonnguyen_gt

Comments