У нас вы можете посмотреть бесплатно Văn Phụng II - Ô mê ly - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 067 или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Trân trọng. Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 067 – VĂN PHỤNG 2 1- Giấc mộng viễn du - Hợp ca 2- Lãng tử - Elvis Phương 3- Hết đêm nay mai sẽ hay - Don Hồ 4- Ô mê ly - Hợp ca 5- Hát lên nào - Christine 6- Ta vui ca vang - Khánh Ly & Lệ Thu 7- Bên lưng đèo - Elvis Phương 8- Tiếng vang trên đồi - Như Mai 9- Trăng sơn cước - Hải Lý 10- Vui đời nghệ sĩ - Minh Phúc & Minh Xuân 11- Xuân miền nam - Hợp ca Năm 1948, Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm đầu tay "Ô mê ly" với thể điệu tươi vui, kết hợp với lời nhạc trẻ trung, phóng khoáng. Thời gian này, ông thường có những sinh hoạt văn nghệ với bạn bè. Trong những buổi hội họp, ông đã cảm mến một thiếu nữ Hà Nội với dáng dấp thanh mảnh cùng mái tóc dài thướt tha tên Châu Hà. Tiếng đàn của ông đã thường cùng hòa quyện với giọng hát liêu trai của cô, và tình yêu đã phát sinh giữa đôi trai tài, gái sắc. Thế nhưng vì đã có thành kiến sâu đậm với giới nghệ sĩ, thân phụ ông tìm đủ mọi cách để chia rẽ, ngăn trở mối tình của con trai. Khi biết gia đình Văn Phụng không chấp nhận tình yêu này, Châu Hà phẫn uất lập gia đình với một người khác, và để quên hẳn chuyện tình buồn, cô theo chồng vào sinh sống ở Sài Gòn . Một thời gian sau khi Châu Hà ra đi, Văn Phụng cũng lập gia đình để làm cha mẹ vui lòng, và cũng để quên đi mối tình ngày cũ. Vợ của ông cũng là một thiếu nữ xinh đẹp, ngoan hiền người Hà Nội, rất được lòng gia đình nhà chồng. Cho đến những năm đầu của thập niên 1950, tuy đã có hai con, nhưng Văn Phụng vẫn không thể quên được hình bóng Châu Hà, người yêu đầu đời. Tất cả bao nỗi niềm nhớ nhung, ray rứt… đều được thể hiện qua các sáng tác của ông như trong "Suối tóc": Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai. Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai. Tôi thấy em một đêm thu êm ái… Sau cùng, tiếng gọi con tim đã thắng, ông lên đường vào Sài Gòn. Thời kỳ này, Châu Hà đã là một ca sĩ nổi tiếng, thường trình diễn ở đài phát thanh và các phòng trà, cùng với những ca sĩ như Mộc Lan, Ánh Tuyết… Văn Phụng nhanh chóng hội nhập vào môi trường văn nghệ, sinh hoạt rất hăng say trong nhiều lãnh vực, từ sáng tác cho đến việc thành lập ban tam ca cho các giọng nam. Khoảng năm 1954, ban tam ca đầu tiên ở Việt Nam ra đời với Văn Phụng – Anh Ngọc – Nhật Bằng. Trên con đường cùng phục vụ nghệ thuật, ông đã có cơ hội gặp lại người xưa. Mối tình tưởng đã ngủ yên, nhưng không ngờ lại bộc phát mãnh liệt. Điều này cũng dễ hiểu, vì mối giao cảm giữa hai tâm hồn nghệ sĩ, chắc hẳn sẽ không dễ gì phai lạt. Tình cảm của hai người đã bị dư luận dèm pha, đàm tiếu một thời gian dài, vì xã hội Việt Nam thời đó, vốn vẫn rất khe khắt, bảo thủ với những quan niệm và luân lý cổ truyền… Điều này đã khiến Văn Phụng rất phiền não. Và đôi khi áp lực quá nặng nề, khiến ông buồn chán, ca khúc "Tôi đi giữa hoàng hôn" được ông sáng tác như tâm sự u uẩn của chính bản thân mình : “Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương. Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài, mà lòng thấy u hoài”… Tuy sáng tác trong giai đoạn chán chường và có phần tuyệt vọng, nhưng "Tôi đi giữa hoàng hôn" vẫn mang lại cho người nghe những niềm tin yêu và lạc quan vào một ngày mai tươi đẹp.