У нас вы можете посмотреть бесплатно #39 Miếu Thần Minh Cà Mau, tiểu sử về Vị Quan Tri Huyện đầu tiên vùng đất Cà Mau • Hương Nguyễn 1622 или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Vị trí Miếu trên Google Map: https://maps.app.goo.gl/bWTQPJSm9rzjZ... Miếu Thần Minh nằm trong quần thể các công trình được xây dựng vào thời gian tương đối sớm trên vùng đất mới Cà Mau, gồm có Chùa Phật Tổ (Quan Âm Cổ Tự), Miếu Thần Minh và Đình Tân Xuyên. Miếu Thần Minh đánh dấu về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ ở vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc mà công đầu thuộc về triều đình nhà Nguyễn. Ông Nguyễn Thiện Năng là vị quan tri huyện đầu tiên chính thức thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn bộ vùng đất Cà Mau, Ông đã chọn vị trí thành phố Cà Mau hiện nay để lập huyện đường, tổ chức bộ máy làm việc, cai trị Nhân dân công minh và đức độ. Miếu Thần Minh tọa lạc tại đường Nguyễn Thiện Năng, phường 4, TP Cà Mau. Cách trung tâm thành phố khoảng 1,5 km về hướng tây bắc. Miếu Thần Minh nằm giữa Chùa Phật Tổ và Đình Thần Tân Xuyên, phía trước là đường Nguyễn Thiện Năng, nối liền giữa đường Lâm Thành Mậu và đường Nguyễn Trãi. Lịch sử miếu Thần Minh truyền rằng, ông Nguyễn Thiện Năng, gốc người miền Trung Việt Nam, văn võ song toàn. Ông rất hiền hòa và cương trực. Dưới triều Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 14 tức năm Quý Tỵ (1833), Ông được Vua phong làm Tri huyện Long Xuyên (tức Cà Mau ngày nay). Ông chăn dân rất mực thanh liêm và nhân đạo. Đầu năm Ất Mùi (1835), trong nước nhiều loạn lạc. Bọn phủ liêm (ngày nay là Ban trưởng Hoa kiều) họ Quách thừa cơ đánh phá, Ông và gia cơ quyết tâm chiến đấu tới cùng. Đến ngày mùng Sáu tháng Bảy năm Ất Mùi (1835), không muốn vạ lây đến dân lành, Ông và gia cơ đều tuẫn tiết để giữ tròn khí phách. Thi hài của Ông, phu nhân và công tử được chôn chung một mồ (bên bờ sông Cà Mau, đoạn dưới chân cầu Phan Ngọc Hiển, thuộc địa phận Phường 5, TP Cà Mau ngày nay). Hay tin chẳng lành, huyện Kiên An xin viện binh của triều đình để dẹp loạn và cũng để sắp xếp lại trật tự an ninh cho dân chúng. Ông mất đi nhưng hồn thiêng vô cùng hiển hách, năm Bính Tuất (1886), Hoa kiều ở đây mới họp nhau lập nên miếu thờ ông để tỏ dạ tôn sùng và sám hối, tôn Ông với danh vị “THẦN MINH NHỨT XỨ”. Vị trí miếu thờ ngày trước nằm bên bờ sông Cà Mau, gần cầu quay cũ. Đến năm 1938, do nhu cầu xây dựng cầu quay (cầu Phan Ngọc Hiển) nên chính quyền và các vị bô lão, thân hào, nhân sĩ địa phương đã thực hiện cải táng di dời hài cốt ông và gia đình về lập miếu thờ bên bờ Kênh Chùa (nay là đường Nguyễn Thiện Năng) vào năm 1939 (Kỷ Mão). Miếu Thần Minh được xây dựng trên diện tích trên 1.000m2, bằng bê tông cốt thép, bao gồm cổng chính, nhà võ ca, văn phòng, điện thờ, nhà bếp và khu mộ. Cổng chính cao khoảng 5m, rộng khoảng 7m, xây theo hình thức cổng tam quan. Phía trên cổng là mái vòm 3 tầng, đều có trang trí hình rồng ở hai bên, phía trên mái vòm này là hình hai con rồng đắp nổi theo mô-tip lưỡng long tranh châu. Phía trước cổng chính có bình phong cao 1,5m ngang 2m, có đắp nổi hình kỳ lân. Phía trên cổng có hai bảng tên Thần Minh Miếu bằng chữ Hán và chữ Việt. Trên hai cột lớn trước cổng chính có hai câu đối bằng chữ Hán khắc trên bảng đá: “Thiện đức trường tồn khí phách oai kinh phối thiên địa/ Năng tài vĩnh tại anh hùng hiển hách oán cổ kim”. Hai chữ đầu của câu đối được chiết tự từ tên của ông: Thiện Năng. Phía sau điện thờ là khu mộ của. Ông và gia đình được xây dựng riêng bằng bê tông cốt thép, nằm cách khu điện thờ một khoảng sân rộng 6x10m. Khu mộ có hai cửa vào, trên cửa có đắp nổi bảng tên, bên trái có chữ Thanh Long, bên phải có chữ Bạch Hổ. Bên trong có một ngôi mộ lớn xây bê tông ốp gạch men, ngang 1,8m, dài 3m, cao 1,5m, có bia mộ phía trước bằng đá liền khối. Hai bên có đôi hạc đứng trên lưng rùa được đắp bằng chất liệu xi măng. Hằng năm, vào mùng 6 và mùng 7 tháng 7 (âm lịch) người dân địa phương tổ chức lễ giỗ Ông Nguyễn Thiện Năng (có khi gọi trại thành Nguyễn Hiền Năng) thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương về dự. Ngoài lễ giỗ thường niên, Ban Quản trị còn tổ chức cúng định kỳ Tam ngươn, Tứ quý (cúng vào rằm tháng Giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 10 âm lịch và các quý trong năm). Miếu Thần Minh không chỉ là nơi thể hiện lòng tri ân của nhân dân Cà Mau đối với một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tâm linh của đông đảo cộng đồng dân cư trên địa bàn TP Cà Mau và những vùng lân cận để bày tỏ mãi mãi có cuộc sống bình an, hạnh phúc. Miếu Thần Minh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 15-11-2017.