У нас вы можете посмотреть бесплатно Nhân tài vô số, vì sao Thục Hán vẫn yếu nhất trong Tam quốc? или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Nhân tài vô số, vì sao Thục Hán vẫn yếu nhất trong Tam quốc? Thục Hán là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc (220 - 280), thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc (tức khu vực Tứ Xuyên ngày nay). Cả đời theo đuổi giấc mộng thống nhất thiên hạ, thu hút nhân tài vô số, nhưng nước Thục Hán của Lưu Bị (160 – 223) vẫn là "kẻ yếu nhất" trong Tam Quốc. Có 3 nguyên nhân thục hán vẫn yếu nhất tam quốc. Nguyên nhân số 1: Quan Vũ sơ ý làm mất Kinh Châu Kinh châu là vùng đất có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Chính vì vậy, trong thời Tam Quốc, những cuộc chiến tranh giữa các quân phiệt ở thời kỳ đầu và các quốc gia ở thời kỳ sau đều có mục tiêu là giành được vùng đất này. Bỏ qua chiến lược Long Trung đối sách để tranh hùng thiên hạ của Gia Cát Lượng, việc Quan Vũ sơ ý làm mất Kinh Châu được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự suy yếu của Thục Hán. Thất bại này khiến nước Thục Hán mất đi một địa bàn rộng lớn và tổn thất hàng vạn quân tinh nhuệ. Thứ hai, nhằm phục hồi tổn thất trên, Lưu Bị đã gấp gáp chọn đánh Đông Ngô bằng việc phát động trận chiến Di Lăng. Ban đầu, tướng Ngô là Lục Tốn giữ thế phòng thủ, nhưng sau đó dùng hoả công bất ngờ tập kích, đánh tan quân Thục. Chiến sự này khiến Thục Hán chịu tổn thất lớn khi mất đi hàng vạn quân tinh nhuệ và nhiều tướng lĩnh xuất sắc. Việc đại bại trong trận Di Lăng buộc Lưu Bị rút quân về Thục và chấp nhận mất toàn bộ Kinh Châu. Do chỉ còn Ích Châu nên sức mạnh của Thục Hán đương nhiên bị giảm sút nặng nề. Hai "đòn chí mạng" trên quả thực khiến Thục Hán rơi vào tình cảnh diệt vong. Nguyên nhân số 2: Thiếu nhân tài Ban đầu, Thục Hán có rất nhiều nhân tài, đặc biệt là trong giai đoạn vài năm trước và sau khi Lưu Bị thành lập nước. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên những nhân tài như Pháp Chính, Quan Vũ,… lần lượt qua đời. Mặt khác, chỉ còn Ích Châu khiến Thục Hán không chỉ diện tích thu hẹp mà còn ít dân số. Ít dân đồng nghĩa với việc ít nhân tài hơn, không thể san sẻ nỗi lo với Gia Cát Lượng. Sau cùng, Gia Cát Lượng đành để Khương Duy, người nước Nguỵ, đến làm chủ cuộc chiến Bắc phạt. Bên cạnh đó, trong nội bộ Thục Hán cũng có nhiều phe phái và đây cũng là nguyên nhân khiến nước này suy yếu. Nguyên nhân số 3: 5 lần Bắc phạt Năm 223, sau khi Lưu Bị qua đời ở thành Bạch Đế, Gia Cát Lượng phò tá cho Lưu A Đẩu (hay Lưu Thiện) khi đó mới 17 tuổi. Lúc bấy giờ, ngũ hổ tướng của Thục Hán đều đã qua đời. Nhân tài ít, chỉ còn vài người như Phí Y, Khương Duy, Tưởng Uyển. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng lại tích cực tiến hành 5 lần Bắc phạt. Các cuộc Bắc phạt liên miên cũng làm cho Thục Hán suy yếu nhanh chóng, bởi chiến tranh không chỉ tiêu tốn rất nhiều tiền bạc mà còn tổn thất lớn về người. Với 3 nguyên nhân trên, việc Thục Hán là nước yếu nhất và sớm bị tiêu diệt trong Tam Quốc là hoàn toàn có thể xảy ra.