У нас вы можете посмотреть бесплатно Nhân quyền ở Việt Nam (VOA) или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
#VOATIENGVIET Tin tức: / voatiengviet , / voatiengvietvideo , http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được Liên hiệp quốc công bố là ngày lễ được các nước trên thế giới kỷ niệm. Giới xã hội dân sự ở Sài Gòn cũng từng tổ chức họp mặt ở ngày này nhằm tôn vinh giá trị nhân quyền và đòi hỏi về quyền này cho người Việt Nam. Hòa thượng Thích Không Tánh, đồng chủ tịch Hội đồng liên tôn Việt Nam, nhớ lại: “Kể từ ngày mà chùa Liên Trì chúng tôi bị cưỡng chế, cưỡng chiếm rồi đó thì trước đây chúng tôi cũng hay vào cái Ngày Quốc tế Nhân quyền này, chúng tôi cũng có tổ chức tại chùa Liên Trì để tưởng niệm vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam”. Với người dân Sài Gòn, đến nay, chuyện bàn luận về nhân quyền ở Việt Nam đến đâu vẫn là nhạy cảm. Ông Đạo, cư dân Sài Gòn, chia sẻ cảm nghĩ: “Ngày thứ năm, Ngày Nhân quyền thế giới đó. Người dân cũng thích được tự do nói chuyện, nhiều khi nói chuyện mà bức xúc cái gì đó, nói ra, được tự do nói chuyện, là xây dựng, góp ý kia đó. Nhiều khi người ta sợ bị này kia nên người ta ngại, nhiều người không dám nói. Tâm lý người ta vậy”. Sở dĩ ngần ngại, vì trong một số trường hợp người ta còn chứng kiến thiết bị phá sóng sẵn sàng có mặt ở nơi đang tụ tập đông người với khả năng dẫn tới biểu tình đòi quyền lợi dân sinh, hay phản đối việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Đe dọa bắt bớ luôn là ám ảnh. Hòa thượng Thích Không Tánh kể: “Một số quý vị họ làm những việc thiện nguyện, họ nói lên cái chính kiến của mình thì vẫn bị bắt. Suốt mấy năm qua dầu rằng được quốc tế can thiệp rất nhiều nhưng mà vẫn không có thấy có được tự do. Gần đây có cái vụ báo độc lập của anh Phạm Chí Dũng, rồi một số quý vị thành viên trong Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cũng bị cô lập, đàn áp và sau đó thì từ từ họ bắt hết”. Nhân quyền theo cách nghĩ nôm na của người dân thì đó là quyền được nói lên chính kiến của mình. Ông Trung, một cư dân Sài Gòn, nói rằng nhiều khi ông cũng không dám nói lên sự thật: “Tự do mà mình không nói được, cái đó không phải tự do. Tự do là phải là sự thật, chứ không phải tự do để không có, nói có, nước nào cũng vậy thôi. Ăn nhằm cái người, cái nhà lãnh đạo người ta chấp nhận cái điều kiện đó, thí dụ như thế”. Chuyện nhà lãnh đạo Việt Nam chấp nhận ra sao về nhân quyền, thì theo lời của ông Đạo, vẫn ở mức bình bình. “Mình thấy tính nhân quyền của Việt Nam là tương đối, chưa thấy cao. Thấy bình bình, không thấy gì mấy.” Có phần bi quan, theo nhận xét của ông Trung, thì ở Việt Nam chuyện nhân quyền là tùy thuộc vào kẻ mạnh: “Muốn hay không là cái chuyện của nhà nước, chứ người dân đâu có muốn…, luật của kẻ mạnh thì của nhà nước, thì người dân phải chịu thôi, chứ nói gì”. Luật của kẻ mạnh khiến nhiều lúc người dân đành cam chịu, nên trong một nguyện ước, Hòa thượng Thích Không Tánh bày tỏ: “Đã từng tù đày bao nhiêu lần và cũng từng dấn thân, thì hôm nay phải nói là trước cái tình cảnh Việt Nam chúng ta, xin cầu mong ơn trên, mười phương chư Phật, Thượng đế, các đấng chư tôn, hồn thiêng sông núi phù trì cho tương lai quê hương, Tổ quốc, dân tộc Việt Nam, cho toàn thể đồng bào người dân Việt Nam sớm có được sự tự do tôn giáo, tín ngưỡng, có được nhân quyền một cách thực sự”. Bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế, lưu ý Hà Nội rằng nhân quyền dành cho tất cả mọi người, ở Việt Nam cũng như khắp toàn cầu: “Mỗi người đều được hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị. Mọi chính phủ phải tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng các quyền con người. Nhưng Việt Nam ngày nay là một trong những quốc gia áp chế nhất thế giới liên quan đến quyền tự do biểu đạt trên mạng. Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngưng bịt miệng người dân và thay vào đó hãy để họ tự do phát biểu”. Phía chính quyền lại không nghĩ như vậy. Hồi đầu năm nay, phản ứng trước các cáo buộc về nhân quyền, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nói rằng việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam.