У нас вы можете посмотреть бесплатно KINH NIKAYA - KINH TRUNG BỘ - BÀI KINH SỐ 8 - KINH ĐOẠN GIẢM - PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN NGHIỆP или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Kinh số 8 [tóm tắt] - Kinh Đoạn Giảm Tôn giả Mahā Cunda thưa với đức Phật: Có những sở kiến khởi lên ở đời, hoặc thuộc tự ngã, hoặc thuộc thế giới, thời đối với vị Tỷ-kheo có tác ý chân chánh từ khi ban đầu, có thể đoạn trừ xả ly các tà kiến ấy không? Đức Phật nói, chỗ nào những sở kiến ấy khởi lên, tiềm ẩn và hiện hành, cần phải như thật nhìn chúng với trí tuệ là cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi, có vậy mới đoạn trừ các tà kiến. Tà kiến có tất cả là hai mươi tám: hai mươi tà kiến thuộc năm uẩn, mỗi uẩn có bốn; tám tà kiến về ngã và thế giới thường, vô thường, thường và vô thường, không thường và không vô thường (Xem kinh 1 (M.i) A. ii, 214, S.iii, 16, D.i, 14). Khi vị Tỷ-kheo tu bốn thiền, như vậy không phải đoạn giảm, mà chỉ là hiện tại lạc trú. Khi vị Tỷ-kheo tu bốn không, như vậy không phải đoạn giảm (sallekha), mà chỉ là tịch tịnh trú (diṭṭha dhammasukhavihārā; santā vihārā). Rồi đức Phật giảng pháp môn đoạn giảm, pháp môn khởi tâm, pháp môn đối trị, pháp môn hướng thượng, pháp môn giải thoát hoàn toàn. 1/ Pháp môn đoạn giảm: Khi vị Tỷ-kheo nghĩ: “Kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại”, như vậy đoạn giảm được thực hiện. Có tất cả ba mươi ba đề tài để vị Tỷ-kheo nghĩ đến. Chữ Sallekha có nghĩa là một quyết định (của vị Tỷ-kheo), không làm những điều người khác đã làm. Tự điển Pāli-Anh giải thích Sallekha là tu khổ hạnh (sustera penana), còn bản dịch tiếng Anh kinh này thời dùng chữ expunging, có nghĩa là loại trừ, xóa bỏ. Bốn mươi bốn đề tài như sau: 1. Kẻ khác làm hại, ta sẽ không làm hại, rồi đến mười điều ác, từ sát sanh đến tà kiến (2-11); 12. Tà tư duy...; 13. Tà ngữ...; 14. Tà nghiệp...; 15. Tà mạng...; 16. Tà tinh tấn...; 17. Tà niệm...; 18. Tà định...; 19. Tà trí...; 20. Tà giải thoát...; 21. Thụy miên hôn trầm...; 22. Trạo cử...; 23. Nghi hoặc...; 24. Phẫn nộ...; 25. Hiềm hận...; 26. Dèm pha...; 27. Não hại...; 28. Tật đố...; 29. Xan tham...; 30. Man trá...; 31. Lừa đảo...; 32. Ngoan cố...; 33. Bồng bột...; 34. Khó nói...; 35. Ác hữu...; 36. Phóng dật...; 37. Bất tín...; 38. Không xấu hổ...; 39. Không sợ hãi...; 40. Nghe ít...; 41. Biếng nhác...; 42. Thất niệm...; 43. Liệt tuệ...; 44. Kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta sẽ không nhiễm thế tục, sẽ không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả. 2/ Pháp môn khởi tâm (Cittuppādampariyāyo): Khởi tâm có lợi ích cho thiện pháp, khi thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp với tâm ý. Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây không có làm hại, cần phải khởi tâm như vậy (kể luôn cả 44 đề tài như trên). 3/ Pháp môn đối trị (Parikkamanapariyāyo): Như con đường không bằng phẳng, có con đường bằng phẳng đối trị; như một bến nước không bằng phẳng, có bến nước bằng phẳng đối trị. Cũng vậy, đối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị. Đối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị (kể luôn cả 44 đề tài như trên). 4/ Pháp môn hướng thượng (Uparibhāvapariyāyo): Ví như các bất thiện pháp hướng hạ, còn các thiện pháp đều hướng thượng. Cũng vậy, con người không làm hại hướng thượng đối với người làm hại. Con người từ bỏ sát sanh hướng thượng đối với người sát sanh... (kể cả 44 pháp). 5/ Pháp môn giải thoát hoàn toàn (Parinibhāna- pariyāyo): Con người bị rơi vào bùn lầy không thể kéo lên một người khác bị rơi vào bùn lầy. Một người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện không có thể nhiếp phục, huấn luyện người khác. Một người không giải thoát hoàn toàn, không có thể giải thoát hoàn toàn cho người khác. Cũng vậy, đối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát. Đối với người sát sanh, không sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát... Cũng vậy, đối với bốn mươi bốn đề tài như trên. Đức Phật kết luận Ngài đã giảng năm pháp môn vì lòng thương tưởng đệ tử, vì hạnh phúc cho các đệ tử. Rồi đức Phật khuyên tu thiền ở những gốc cây, những căn nhà trống: “Hãy thiền định, chớ có phóng dật để khỏi hối hận về sau”. . Kết luận: Tôn giả Mahā Cunda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn thuyết giảng. Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu