У нас вы можете посмотреть бесплатно Khám phá ẩm thực "Cỗ lá - Xôi ngũ sắc" của người Mường Thanh Sơn, Phú Thọ или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Khám phá ẩm thực "Cỗ lá - Xôi ngũ sắc" của người Mường Thanh Sơn, Phú Thọ #dantocmuong #xoingusac #khamphaamthuc Cỗ lá (đồ ăn bày trên lá chuối) được xem là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực người Mường huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Để có được mâm cỗ lá, trước hết bà con chuẩn bị một chiếc mâm để xếp cỗ, mâm thường được làm bằng gỗ có hình tròn, tượng trưng cho sự tròn trịa, đủ đầy và mâm có chân để thể hiện sự vững chãi. Thịt trong cỗ chủ yếu là thịt lợn mường, ngoài ra còn có thịt gà hoặc thịt dê. Sau đó, người bày cỗ chọn lá chuối để đặt lên trên mâm. Lá chuối dùng để xếp cỗ phải là lá chuối rừng, loại bánh tẻ, vì lá chuối rừng mềm, lại thơm tượng trưng tinh hoa của rừng núi. Mỗi mâm cỗ xếp một ngọn lá và một mang lá được xếp ở trung tâm tượng trưng cho đất và rừng. Xen lẫn các món thịt là món măng luộc và các loại rau sống. “Cỗ lá” cũng không thể thiếu xôi, xôi trắng để tượng trưng cho tinh hoa của đất và rừng. Xôi nếp gạo nương được đồ chín tới, gói vuông vức trong tàu lá chuối đã hơ lửa cho mềm. Xôi vừa thơm, vừa dẻo. Nếu vào những ngày lễ hội lớn, đồng bào Mường thường đồ xôi ngũ sắc với năm màu xanh - đỏ - tím - vàng - trắng thật đẹp mắt. Xôi ngũ sắc là món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày, Cao Lan… ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có cách tạo màu cho xôi nhưng với đồng bào Mường ở Phú Thọ thì món xôi ngũ sắc có những hương vị đặc trưng và biến tấu riêng. Để có đĩa xôi ngon, thơm, dẻo người làm phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp nương hạt to, trong, được ngâm trước khi tạo màu. Màu được tạo từ các nguyên liệu tự nhiên, trong đó chủ yếu là các hoa, lá rừng. Lá được chọn không được quá non hay quá già. Cùng một loại lá nhưng cách chế biến khác nhau thì tạo được các màu khác nhau, đó là bí quyết của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc để tạo nên nét riêng trong món ăn này. - Cuối cùng là gia vị “muối hạt dổi”, đó là muối sau khi rang hoặc nướng lên, trộn với hạt dổi, loại hạt có màu đen, mùi rất thơm, sau khi đã được nướng trên than hồng và giã nát. “Muối hạt dổi” làm cho cỗ lá thêm hương vị, thêm đậm đà là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ của người Mường. Hãy bấm ĐĂNG KÝ(Subscribe), LIKE và SHARE để cập nhật tin tức và xem video mới nhất bạn nhé! Kênh Du lịch Đất Tổ phản ánh về các sự kiện, văn hóa, giải trí, ẩm thực... và mọi mặt của đời sống xã hội một cách chân thực. Rất mong được sự ủng hộ của các bạn để kênh của mình ngày một hoàn thiện hơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều!