У нас вы можете посмотреть бесплатно Kinh Hoàng: Ajahn Mun Mượn Oai Cọp Dữ Để Luyện Tâm или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Về nơi chốn để trau dồi tâm, càng hoang vu – đầy thú dữ và cọp – càng tốt. Ngài dạy: Ở những nơi như vậy, tâm sẽ phát triển tốt đẹp trong thiền định và thiền trí. Những con cọp dữ sẽ giúp in sâu Giáo Pháp vào tâm, bởi vì khi người không tin Đức Phật và không sợ Ngài mà lại tin cọp và sợ cọp thì hiểm họa cọp cũng là điều tốt. Lòng kinh sợ cọp, hình ảnh của mình bị cọp xé ăn có khả năng đem tâm về Giáo Pháp. Biết rằng không còn cách nào khác để tự giúp mình, tâm như vậy sẽ chăm chú gom vào đề mục thiền hoặc vào một đoạn kinh tụng cho đến khi an trụ trong Giáo Pháp. Khi ấy nó sẽ thấy Giáo Pháp vô cùng màu nhiệm, và tin nơi Đức Phật. Trong giờ phút nguy kịch đó, tâm an trụ phát triển mạnh đến mức độ mà, cho đến lúc ấy, chưa bao giờ được phát triển như vậy. Trí tuệ hay tuệ minh sát mà chưa từng phát triển bao giờ cũng sẽ phát sanh. Một cái tâm buông lơi thả lỏng, không được kiềm chế và trau dồi, ắt chậm chạp lười biếng và dễ trở thành nạn nhân của những ảnh hưởng xấu xa tội lỗi. Rồi nó tích tụ ô nhiễm, chỉ làm nó chìm nặng thêm. Dù sao cọp sẽ giúp nhấc bớt hộ gánh nặng lên, làm vơi đi phần nào trọng lượng trên vai người nhát gan, và người ấy sẽ không còn run sợ khi đi đâu hay ở nơi nào. Hành giả phải trau dồi thái độ “sống với Giáo Pháp” và “chết với Giáo Pháp” bằng mọi cách, và chỉ có thế mới đảm bảo tiến bộ. Thái độ này sẽ giúp hành giả đương đầu với mọi hiểm nguy trong cuộc sống giữa những nơi hoang vu đáng sợ. Tình trạng càng nguy kịch, tâm càng phải bám chặt vào điểm Giáo Pháp đã chọn. Trước một cái tâm dũng mãnh và cương quyết như vậy, kẻ tấn công sẽ tháo lui, dù là một con cọp, con rắn hay một con voi. Hành giả thậm chí còn có thể tiến thẳng tới nó. Thái độ của hành giả đối với nó căn cứ trên nền tảng từ bi, vốn có một ảnh hưởng huyền diệu bí ẩn nhưng thật sự và rõ ràng thâm sâu. Tâm của hành giả được khoác lên bộ y Giáo Pháp, còn tâm của thú thì không có. Do vậy, tâm hành giả có sức mạnh hơn tâm thú. Thực ra, loài thú không biết điều ấy, nhưng có thể cảm nhận được. Đó là oai lực của Giáo Pháp, bảo vệ hành giả trong khi làm mềm dịu hay vô hiệu hóa tính hung dữ của thú. Đó là sức mạnh huyền diệu của tâm, vốn tự nó hiển hiện, nhưng đối với người mà tâm chưa được trau dồi đến mức độ đó thì ắt khó nhận thức được. (Phra Acharn Mun Bhūridatta Thera)