У нас вы можете посмотреть бесплатно Vấn đề “Tam quyền phân lập” или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Vấn đề “Tam quyền phân lập” Nhân dân ta đang sống trong những ngày long trọng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đưa đến thành lập một nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Á, một nhà nước của nhân dân, của dân tộc, mà ngày nay chúng ta gọi là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng ta đang thấy xuất hiện trên mạng Internet những ý kiến đối lập về tổ chức nhà nước, đòi thực hiện “Tam quyền phân lập”. Từ ngày thiết lập Nhà nước của nhân dân, nhất là từ khi có Quốc hội khóa I ra đời, chúng ta đã biết đến các loại quyền lực nhà nước, đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Đòi hỏi thực hiện “Tam quyền phân lập” là đòi hòi rập khuôn mô hình của nước ngoài, không phù hợp với tình hình và đặc điểm của Việt Nam. Về thực chất, đó là một đòi hỏi hạ thấp vai trò làm chủ của nhân dân và xóa bỏ quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với xã hội và Nhà nước, trái với bản chất Nhà nước của nhân dân Việt nam. Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, Nhà nước được tổ chức và quyết định theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng lãnh đạo cũng là để nhân dân làm chủ, xã hội ổn định, chính trị ổn định để phát triển đất nước. Điều ấy cũng đã được Hiến pháp quy định, tức được luật hóa ý kiến của nhân dân. Không thể tách rời hoạt động luật pháp, hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp với sự lãnh đạo của Đảng. Không có chuyện độc lập tuyệt đối của hoạt động xây dựng luật pháp, của hoạt động hành pháp và của hoạt động tư pháp với nhau, càng không có chuyện đối lập giữa chúng với nhau. Nhân dân làm chủ cao nhất thông qua sự lãnh đạo của Đảng, thông qua thực hiện vai trò của Quốc hội và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt nam. Ở nước ta “ba quyền” được phân công thực hiện giữa các cơ quan Nhà nước, có sự phối hợp giữa các cơ quan đó để thực hiện thống nhất. Quốc hội giữ vai trò chủ yếu xây dựng luật và giám sát tối cao cán bộ, công chức nhà nước, giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chính phủ giữ vai trò chủ yếu điều hành, quản lý các hoạt động thực hiện luật pháp và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có những quy định dưới luật, những quy định cụ thể thực hiện luật, chuẩn bị những dự án luật trình Quốc hội. Các cơ quan tư pháp giám sát việc xây dựng và thực hiện các luật, các quy định dưới luật, sao cho phù hợp với hiến pháp, tham gia vào việc soạn thảo những dự án luật, xét xử những vi phạm luật pháp nước nhà. Như vậy guồng máy nhà nước thực hiện “tam quyền” nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất. Mặt trận Tổ quốc Việt nam bao gồm các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào ở trong nước cũng như sống ở nước ngoài, các cá nhân tiêu biểu, đóng vai trò to lớn trong việc phản biện các dự án luật, các văn bản dưới luật, đóng vai trò to lớn trong việc giám sát các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước, sao cho họ đều xứng đáng là công bộc của nhân dân. Như thế “ba quyền” được phân công và phối hợp nhịp nhàng, không có chuyện độc lập, đối lập, tạo nên hình ảnh đẹp về hệ thống chính trị của nước ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta, được quốc tế tôn trọng. #cmt8 #quockhanh #vietnam #hsv