У нас вы можете посмотреть бесплатно Dòng sông xanh (Johann Strauss II, lời Việt Dương Thiệu Tước | Phạm Duy) - Lê Dung | Thái Thanh или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Người Việt Nam làm quen với giai điệu valse (waltz) qua nhiều bản nhạc nổi tiếng, đặc biệt là bản valse của Johann Strauss II (An der schönen blauen Donau, Op. 314 - nghĩa là Bên sông Donau xanh xinh đẹp. Donau là tên tiếng Đức, tiếng Anh là Danube, người Việt hay đọc là Đanuýp) viết năm 1866. Johann Strauss II được mệnh danh là vua của điệu Valse khi ông góp phần đưa vũ điệu này thành điệu nhạc đặc trưng của thành Viên, thủ đô đế quốc Áo-Hung thời cuối thế kỷ 19 và quyến rũ toàn thế giới. Khi du nhập vào Việt Nam những năm 1930-1940, bản nhạc là một phần trong phần nhạc tour gồm các điệu standard. Có nhiều bản lời bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới, bản tiếng Anh thông dụng có tên The Blue Danube (Dòng Đanuýp xanh), bản nhạc đi vào đời sống đại chúng trong vô vàn bộ phim hay trong các vũ hội. Vào năm 1948, Phạm Duy khi đang đi kháng chiến đã đặt lời cho bản nhạc này với tên là Dòng sông xanh. Cùng thời gian, Dương Thiệu Tước cũng đặt một bản lời khác với cùng tên gọi. Có phần phổ biến hơn, bản của Phạm Duy thể hiện tài nghệ sáng tạo nên một câu chuyện quyến rũ "yêu mối tình bên bờ thành Viên", được xuất bản nhiều lần giai đoạn thập niên 1950 cũng như sau này, phổ biến qua song ca Thái Hằng-Thái Thanh trên đĩa nhựa 78 vòng của hãng đĩa Việt Nam với ban nhạc Võ Đức Thu cũng như qua tiếng hát Thái Thanh nhiều thập niên về sau. Thái Thanh đã tạo ra một cách hát đặc trưng và ảnh hưởng đến nhiều ca sĩ sau này hát lại theo hướng một truyện ca. Ôi tóc em hoe như mây chiều rơi Rơi vàng lòng đời Ôi mắt em xanh như đêm dài Để người quên kiếp mai Sông về sông cười ròn tiếng Yêu mối tình bên bờ thành Viên Đôi giang hồ quay về bờ bến Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao thiên đàng Bản lời của Dương Thiệu Tước cũng được ấn hành ngay từ khi ra đời, ca từ mang tính lãng đãng hơn, tạo ra một không gian trong trẻo, mơ màng, có chút âm hưởng thi tứ Á Đông: Thấp thoáng bóng giai nhân trên thuyền tình bâng khuâng Vờn vờn mái chèo, vờn vờn sóng reo Nước cuốn cuốn băng băng, thuyền rỡn sóng tung tăng Tìm bến vắng ngưng chèo tới chỗ khách tình xưa Chan hòa, chan hòa dòng thắm Biết bao niềm ân tình say đắm Ánh sao chiều đưa đường tìm lối Bến Tầm Dương khi đôi lứa thiết tha yêu đời Bản nhạc của Johann Strauss II với những lời Việt được đặt từ thập niên 1940 đã cho thấy ảnh hưởng của giai điệu gốc đến các nhạc sĩ tân nhạc khi họ tìm cách viết những trường ca âm hưởng thính phòng, chẳng hạn Sông Lô của Văn Cao, Du kích sông Thao của Đỗ Nhuận hay những bài ca lãng mạn lẫn tình tự đồng quê đầu kháng chiến viết theo điệu valse như Quê em miền trung du, Nụ cười sơn cước, Con kênh xanh xanh, Làng tôi, Bến nước tình quê... Điệu valse trở nên bình dân hóa khi những bài hát này được khắp nơi ca hát. Vào thời đầu sau khi Hà Nội được tiếp quản, phong trào khiêu vũ vẫn được khuyến khích như một nét văn hóa "đời sống mới", thì điệu valse là một phần không thể thiếu. Một thời Hà Nội hát xin giới thiệu bản lời Việt của Dương Thiệu Tước qua tiếng hát Lê Dung và bản lời Việt của Phạm Duy dĩ nhiên không ai ngoài Thái Thanh.