У нас вы можете посмотреть бесплатно Yếu Chỉ Hoa Nghiêm - Duy Tắc Thiền Sư или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Nghe và tải mp3 trên Google Drive http://bit.ly/YeuChiHoaNghiem Tải PDF về đọc http://bit.ly/YeuChiHoaNghiemPDF Xưa kia Thế Tôn ở nơi pháp Bồ Đề tràng mới thành chánh giác, than rằng "Lạ thay! Nay ta thấy khắp tất cả chúng sanh đều đủ cả đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng đắc". Vậy Phật đã đem hết sự sở chứng tỏ bày rồi, các ngươi hiện đang ở nơi pháp Bồ Đề tràng, mỗi người đầu đội hư không, chân đạp quả đất mà chẳng thành chánh giác là tại sao? Vì vọng tưởng chấp trước chưa dứt, đại tâm Bồ Đề chưa phát. Mê thì Bồ Đề là vọng tưởng, Ngộ thì vọng tưởng là Bồ Đề. Muốn thành chánh giác cần phải phát tâm Bồ Đề, nên Kinh nói "Tâm Bồ Đề cũng như chủng tử, vì hay sanh tất cả Phật pháp; tâm Bồ Đề cũng như đại địa, vì hay trì tất cả thế gian; tâm Bồ Đề cũng như nước trong sạch, vì hay rửa tất cả cấu bẩn phiền não; tâm Bồ Đề cũng như gió lớn vì thổi khắp thế gian đều vô ngại; tâm Bồ Đề cũng như xe lớn, vì hay chuyên chở chư Bồ Tát; tâm Bồ Đề cũng như đại đạo (đại lộ), vì hay khiến chúng sanh được vào thành đại trí; tâm Bồ Đề cũng như vườn hoa, vì cho chúng sanh ở nơi đó du hí thọ pháp lạc; tâm Bồ Đề giống như hạt châu như ý vì hay cấp cho tất cả người nghèo khổ được no ấm". Lành thay! Lành thay! Tâm Bồ Đề có công đức như thế. Nếu đã phát tâm Bồ Đề, đương nhiên phải tu hạnh Bồ Tát, hạnh Bồ Tát nếu chẳng tu, thì tâm Bồ Đề thành vọng phát. Há chẳng thấy Thiện Tài đồng tử khi tham vấn mỗi thiện tri thức đều nói "Con đã phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà con chưa biết làm sao học hạnh Bồ Tát, làm sao tu đạo Bồ Tát. Nghe nói bậc thánh hay dạy bảo cách khéo léo, xin vì con mà thuyết". Ấy là cái gương của Thiện Tài đồng tử phát tâm tu hành. Do đó được biết, dù có nghe nhiều, nếu chẳng chịu tu hành thì cũng bằng người chẳng nghe, như người chỉ nói ăn mà chẳng ăn thì làm sao được no. Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na giấu trong một lỗ chân lông, biển hạnh nguyện của Phổ Hiền rải khắp trên trăm đầu ngọn cỏ. Dầu ở nơi một lỗ chân lông, rõ ràng là dựng đất chỏi trời; dù ở nơi trăm đầu ngọn cỏ, rốt cuộc quét sạch dấu tích. Các ngươi muốn thấy một lỗ chân lông chăng? Chiều dọc thì xuyên qua tam tế (quá khứ, hiện tại, vị lai), chiều ngang thì rộng khắp mười phương. Muốn thấy trăm đầu ngọn cỏ chăng? Tia lửa ánh chớp không kịp nháy mắt. Có khi một lỗ chân lông nuốt hết trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ hiện ra một lỗ chân lông, có khi một lỗ chân lông tức là trăm đầu ngọn cỏ. Có khi trăm đầu ngọn cỏ tức là một lỗ chân lông; khiến cho Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ Tát Phổ Hiền hòa thành một khối, làm cho tất cả chúng sanh tìm mãi chẳng ra, chen chân chẳng lọt, dùng sức chẳng đụng, chân đạp chẳng vững, vốn chẳng định thể, cũng chẳng định danh. Có khi gọi là nhất chân pháp giới, có khi gọi là đại quang minh tạng, có khi gọi là pháp Bồ Đề Tràng, có khi gọi là diệu trang nghiêm thành, có khi gọi là nghĩa lục tướng, có khi gọi là thập huyền môn, hoặc nói ám hiệu tử, hoặc nói bản lai nhân, cho đến dùng nó thành cây gậy, biến nó thành tiếng hét. Thả đi thu lại, muôn ngàn sai biệt, đến khi tẩy sạch triệt để khám phá cuối cùng (kiến tánh), vốn chỉ là một mình tự kỷ! Cái tự kỷ này, ở trời thì đồng với trời, ở đất thì đồng với đất, nơi người thì đồng với người, nơi vật thì đồng với vật. Trên bổn phận tự kỷ, hoặc nói bổn cụ (vốn đầy đủ), hoặc nói bổn không (vốn trống rỗng), hoặc nói mê và ngộ, hoặc nói tu và chứng, bày ra đủ thứ dây trói buộc, kỳ thật: Gió xuân chẳng thấp cao, Nhánh hoa tự ngắn dài. Nhớ lại Thiện Tài đồng tử tham vấn khắp miền nam năm mươi ba vị thiện tri thức, sau cùng gặp Bồ Tát Phổ Hiền, bảo phát mười đại nguyện, dẫn dắt vãng sanh lạc độ. Dù nói vãng sanh, thực là hiển thị pháp vốn vô sanh vậy. Vì đã nói nhất thiết duy tâm tạo, thì lạc độ đâu phải ở ngoài tâm? Nên nói tâm tịnh thì Phật độ tịnh. Duy tâm tịnh độ diệu như thế, Kẻ tâm chưa tịnh khó liễu tri. HỎI: Đã nói "Nhất thiết duy tâm tạo" thì pháp giới Phật và cảnh giới Phật là sở tạo, tâm là năng tạo. Chư Phật đã chứng quả cùng tột, năng sở đều dứt. Tại sao còn có tâm để tạo pháp giới Phật và cảnh giới Phật như trong yếu chỉ đã nói? ĐÁP: Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ rằng: Phật thân sung mãn ư pháp giới, Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền, Tùy duyên phó cảm mị bất chu, Nhi thường xử thử Bồ Đề tòa. Dịch nghĩa: Thân Phật đầy khắp nơi pháp giới, Phổ biến hiện trước mắt chúng sanh, Tùy duyên cảm ứng chẳng thiếu sót, Mà thường ngồi tại tòa Bồ Đề. Thân Phật đầy khắp pháp giới thì làm sao có năng sở, chỉ vì chúng sanh nơi chín giới kia khởi tâm vọng tạo mới thành bệnh, nên Phật tùy duyên mà cảm ứng để đối trị. Đối với bệnh "địa ngục" thì dùng thuốc "địa ngục" để trị. Đối với bệnh "Bồ Tát" thì dùng thuốc "Bồ Tát" để trị. Đã nói "Tùy duyên cảm ứng mà thường ngồi tại tòa Bồ Đề", hiển nhiên chưa từng khởi tâm động niệm, thì làm sao có năng tạo và sở tạo được? Sở dĩ nói: Pháp giới Phật và cảnh giới Phật là chỉ vì độ chúng sanh mà phương tiện lập danh thôi. (Duy Tắc Thiền Sư) #YếuChỉHoaNghiêm #ThiềnTông #TổSưThiền #HòaThượngDuyLực