У нас вы можете посмотреть бесплатно 12.2.1 Lý Thuyết Cacbohidrat - Hóa Học 12 или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Lý Thuyết Cacbohidrat - Hóa Học 12 Cacbohidrat ( gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có Công Thức Chung là : Cn(H2O)m , có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử. Cacbohidrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu : Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân. Ví dụ: glucozơ, fuctozơ,...có Công Thức Phân Tử là C6H12O6. Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Ví dụ : saccarozơ, mantozơ,...có Công Thức Phân Tử là C12H22O11. Polisaccarit là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ : tinh bột, xenlulozơ,...có Công Thức Phân Tử là (C6H10O5)n. Khi đốt cháy Cacbohidrat ta cần chú ý: nO2 = nCO2 Dựa vào tỷ lệ số mol CO2/số mol H2O để tìm loại saccarit. LÝ THUYẾT GLUCOZƠ Glucozơ có Công Thức Phân Tử : C6H12O6 Glucozơ có Công thức cấu tạo : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O hoặc CH2OH-[CHOH]4-CHO . Glucozơ là hợp chất tạp chức Trong thực tế: Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng a-glucozơ và b- glucozơ (dạng α là 36% dạng β là 64%). I. Tính chất hóa học của glucozơ Trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH nằm liền kề và 1 nhóm CHO nên glucozơ có tính chất anđehit và ancol đa chức ( poliancol ). 1/ Tính chất của ancol đa chức: a/ Tác dụng với Cu(OH)2: ở nhiệt độ thường → tạo phức đồng glucozơ (dd màu xanh lam) → phương pháp nhận biết glucozơ 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O b/ Tác dụng với anhiđrit axit tạo thành este 5 chức (este chứa 5 gốc axit axetic): CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH 2/ Tính chất của anđehit: a/ Oxi hóa glucozơ: bằng dung dịch AgNO3 trong NH3: → amoni gluconat và Ag ( → nhận biết glucozơ); (phản ứng tráng gương) CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 bằng Cu(OH)2 môi trường kiềm: → natri gluconat và Cu2O đỏ gạch ( → nhận biết glucozơ) CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O (t0 cao) Làm mất màu dung dịch Brom: CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr → Các phản ứng này chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO. b/ Khử glucozơ bằng H2 : → sobitol (ancol sobitol) CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH (Ni, t0) 3/ Phản ứng lên men: → ancol etylic + CO2 C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH 4/ Phản ứng với CH3OH/HCl tạo metylglicozit Chỉ có nhóm OH hemiaxetal tham gia phản ứng. → Phản ứng này chứng tỏ glucozo có dạng mạch vòng. Sau phản ứng nhóm metylglicozit không chuyển trở lại nhóm CHO nên không tráng gương được. Ngoài ra khi khử hoàn toàn glucozơ thu được n-hexan chứng tỏ glucozơ có mạch 6C thẳng. II. Điều chế glucozơ Thủy phân saccarozơ, tinh bột, mantozơ, xenlulozơ: Mantozơ: C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ) Tinh bột và xenlulozơ: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 Saccarozơ: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) Trùng hợp HCHO: 6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0) III. Ứng dụng glucozơ: Làm thuốc tăng lực, tráng gương, ruột phích, … FRUCTOZƠ: 1. Fructozơ là đồng phân của glucozơ Công thức phân tử C6H12O6. Công Thức Cấu Tạo mạch hở: CH2OH - CHOH - CHOH - CHOH - CO - CH2OH. Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh. 2. Tính chất hóa học Fructozơ Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton. Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường. Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức. Tác dụng với H2 tạo sobitol. Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhưng fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom. LÝ THUYẾT SACCAROZƠ Công thức phân tử C12H22O11. Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit: 2. Tính chất hóa học Saccarozơ Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ thì nhóm chức anđehit không còn nên saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức. Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phản ứng thủy phân: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) 3. Điều chế: Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía. LÝ THUYẾT MANTOZƠ Công thức phân tử C12H22O11. Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit: 1. Tính chất hóa học Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit. a. Tính chất của ancol đa chức Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. b. Tính chất của anđehit Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương: C12H22O11 → 2Ag Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O, với dung dịch Brom. c. Phản ứng thủy phân C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ) ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: http://bit.ly/haunguyenedu © Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup. #LýThuyếtCacbohidrat