У нас вы можете посмотреть бесплатно Kinh Hoa Nghiêm (Phần 1) или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Phân cảnh: 0:00 Đoạn 1 01:00:00 Đoạn 2 02:00:00 Đoạn 3 03:00:00 Đoạn 4 04:00:00 Đoạn 5 05:00:00 Đoạn 6 06:00:00 Đoạn 7 07:00:00 Đoạn 8 08:00:00 Đoạn 9 09:00:00 Đoạn 10 10:00:00 Đoạn 11 11:00:00 Đoạn 12 Trọn bộ: • Kinh Hoa Nghiêm (Phần 1) @MuônPhápVềMột Tám mươi mốt quyển kinh Hoa Nghiêm chia làm bốn phần, gọi là tín, giải, hành, chứng. Mười một quyển đầu tiên là vì chúng sanh khai phát cửa Tín. Bốn mươi mốt quyển kế là vì chúng sanh khai phát cửa Giải. Bảy quyển kế tiếp là vì chúng sanh khai phát cửa Hành. Hai mươi mốt quyển sau là vì chúng sanh khai phát cửa Chứng. Giải thích ý nghĩa kinh này chẳng ra ngoài Ngũ Chu, Lục Tướng, Tứ Pháp Giới, Thập Huyền Môn. Ngũ Chu gồm năm thứ nhân quả viên tròn chu đáo là nghĩa lý tổng quát của kinh Hoa Nghiêm. 1. Nhân quả sở tín. 2. Nhân quả sai biệt. 3. Nhân quả bình đẳng. 4. Nhân quả thành hạnh. 5. Nhân quả chứng nhập. Lục Tướng là tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại. Theo sự thấy của phàm phu, trên "sự tướng" mà nói, sự và tướng mỗi mỗi cách biệt chẳng đủ lục tướng. Nếu theo sự thấy của bậc thánh mà nói, thể tánh các pháp, mỗi một sự, một tướng đều đủ lục tướng viên dung. Vì lục tướng viên dung nên các pháp tức là nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi, cũng gọi là Nhất chân pháp giới vô tận của "pháp giới". Lý viên dung này của vạn pháp do lục tướng mà được chứng tỏ. Lý này căn cứ theo lời văn nguyện thứ tư trong Sơ Địa Thập Đại Nguyện của bổn kinh, và là một đại pháp môn của tông Hoa Nghiêm do Chí Tướng đại sư kiến lập (nhị Tổ tông Hoa Nghiêm). 1. Tổng tướng là nhất hàm đa đức như thân người có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, do các căn mà thành một thể. 2. Biệt tướng là nhiều đức dụng mỗi mỗi khác biệt chẳng phải một, như thân thể tuy là một mà nhãn, nhĩ, v.v...các căn mỗi mỗi chẳng đồng. Hai tướng tổng, biệt này là một thân với các căn tương đối của hai nghĩa bình đẳng và sai biệt (nhân quả Ngũ Chu). 3. Đồng tướng là nhiều đức dụng chẳng trái nhau, mỗi mỗi sai biệt đều thành một nghĩa của Tổng tướng, cũng như nhãn, nhĩ v.v...các căn mỗi mỗi đều thành nghĩa thân thể mà chẳng phải vật khác. 4. Dị tướng là nhiều nghĩa tương đối, mỗi loại khác nhau, cũng như tướng mạo của nhãn, nhĩ v.v...các căn đều khác nhau. Hai tướng đồng dị này là các căn tương đối lẫn nhau mà sáng tỏ được hai nghĩa bình đẳng và sai biệt. 5. Thành tướng là nhiều nghĩa đang duyên khởi mà thành một thể, cũng như các căn duyên khởi mà thành một thân. 6. Hoại tướng là nhiều nghĩa, mỗi mỗi trụ nơi tự tướng mà chẳng thay đổi, cũng như các căn trụ nơi tự tướng mà mỗi mỗi đều hiện ra sự dụng riêng biệt của mình. Hai tướng thành hoại này y theo hai tướng đồng dị mà sáng tỏ cái quả của hai tướng tổng biệt và hai nghĩa bình đẳng, sai biệt. Trích YẾU CHỈ HOA NGHIÊM của Duy Tắc Thiền Sư --------------------------------------------------- #KINHPHAT #KINHHOANGHIEM #THIỀNTÔNG #TOSUTHIEN #THICHTRITINH #NGHEKINHPHAT #NGHEKINH #NGHEPHAP #GIÁCNGỘ #GIẢITHOÁT #TUTHIEN #TUDAO #THIỀN #THEGIOI #VUTRU #KHOAHOC