У нас вы можете посмотреть бесплатно Phần 3: Tảo Lam (Cyanophyta/Cyanobacteria) qua lăng kính hiển vi | Bình Minh Capital | 1900 866 636 или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Các nhóm tảo gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong ao nuôi tôm, cá là: Tảo lam, tảo mắt, và tảo giáp (tảo hai roi). Ngành tảo lam hay còn gọi vi khuẩn lam là ngành tảo cổ xưa, hóa thạch của chúng được tìm thấy và xuất hiện khoảng 3,5 tỷ năm (Schof, 1933). Tảo lam phân bố rộng khắp rộng rãi cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Chúng là loài có khả năng quang hợp tốt và có kích thước lớn lên đến vài mm Hình dạng tế bào tảo lam có thể chia thành hai kiểu: tế bào dạng hình cầu, hình elip rộng, hình quả lê, hình trứng và tế bào kéo dài về một phía hình elip kéo dài, hình thoi, hình ống. • Tảo lam sống đơn bào riêng lẻ • Liên kết thành tập đoàn • Đa bào dạng sợi Trong điều kiện môi trường thuận lợi, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, thủy vực mất cân bằng dinh dưỡng, lượng photpho dư thừa khiến tảo lam phát triển mạnh, gây ra hiện tượng “nước nở hoa”. Mỗi cá thể tảo chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn sau khi phát triển quá mức, chúng sẽ chết hàng loạt dẫn đến tình trạng sụp tảo. Khi đó, nước trong ao sẽ đổi sang màu xanh sẫm hoặc màu gỉ đồng, nổi váng trên mặt nước, nước có mùi hôi. Một lượng lớn các tế bào tảo chết bắt đầu phân hủy. Quá trình phân hủy này tiêu thụ lượng oxy hòa tan trong nước, gây ra tình trạng suy giảm oxy, cũng như làm biến đổi các yếu tố môi trường khác như hàm lượng CO2, pH, ....; do đó gây ảnh hưởng và có thể gây chết các loài thủy sinh khác trong ao nuôi. Ngoài ra, tảo lam còn có khả năng tiết ra các loại độc tố. Độc tố đặc trưng, gọi chung là Cyanotoxin. Độc tố của tảo lam được chia thành 02 nhóm chính: Nhóm thứ nhất bao gồm các độc tố gây độc cấp tính cho động vật có xương sống. Nhóm còn lại tạo thành các phân tử không có khả năng gây chết cao nhưng có ảnh hưởng đến một số chu trình chuyển hóa sinh trong cơ thể động vật. • Ở nước ngọt, sự bùng nở các loài tảo Anabaene spp., Oscillatoria spp. sản sinh ra độc tố Anatoxin. Độc tố thần kinh là các phân tử hữu có có thể tấn công hệ thống thần kinh của động vật xương sống và không xương sống. Độc tố thần kinh thường ảnh hưởng cấp tính lên động vật có xương sống làm tê liệt các cơ lưng và cơ của cơ quan hô hấp • Microcystin và Nodularin độc tố gan từ tảo Microcystis và Nodularia (Watanaebae, Kaya và Takamura, 1992). Những độc tố tấn công gan bằng cách khóa hệ thống vận chuyển chất hữu cơ của màng tế bào gan. Động vật thủy sản bị nhiễm độc tố này sẽ bị hư mang dẫn đến khó thở, yếu và mất khả năng bơi lội. Một loại độc tố gan mạnh có tên Cylindrospermopsin do loài tảo Cylindrospermopsis raciborskii tiết ra là một loài tảo tương đối nhỏ trong nhóm tảo lam. • Ở biển tảo Lynbya phóng thích ra độc tố Lynbyatoxin, aplysia gây viêm da và gây ngứa (Moore, 1981). Lynbya majuscula được các nhà khoa học Australia gọi là bệnh Swimmers Itch. Những người tiếp xúc với loài tảo này sẽ có hiện tượng bỏng da, ngứa và xuất hiện các nốt đỏ giống mề đay Trong các mô hình nuôi thủy sản, vấn đề gây màu nước rất quan trọng nó giúp tăng nguồn thức ăn tự nhiên, góp phần quyết định tỷ lệ sống cũng như sức tăng trưởng của tôm, cá. Tuy nhiên, nếu tảo phát triển quá mức sẽ gây bất lợi cho vật nuôi thủy sản. Có một số biện pháp giúp hạn chế các tác động trên của tảo: • Cải tạo ao kỹ, hút sạch mùn đáy hữu cơ. Hạn chế bón phân trong ao nuôi gây tích lũy ở nền đáy • Chỉ tiêu nước đạt yêu cầu, không lấy nước cấp trực tiếp từ những nguồn nước nở hoa hoặc gần đó • Quản lý thức ăn chặt chẽ trong ao, không để dư thừa • Thường xuyên xi phong, loại bỏ chất thải tích tụ nền đáy. Nên có hệ thống ao lắng thay nước khi có dấu hiệu tảo dày, nở hoa. Ngành tảo lam có tác động đến môi trường ao nuôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản. Bên cạnh tác động của tảo lam, tảo mắt và tảo giáp là hai nhóm tảo gây biến đổi sinh thái thủy vực