У нас вы можете посмотреть бесплатно Thành Cổ Kinh Châu - 荆州古城 или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Thành Cổ Kinh Châu - 荆州古城, là một nơi Danh Lam Thắng Cảnh nổi tiếng của Trung Quốc. Kinh Châu đã từng là trung tâm vận tải và phân phối hàng hóa từ thời xa xưa. 6000 năm trước, con người đã sinh sống ở Kinh Châu, tạo ra nền văn hóa Đại Khê (大溪文化). Thành phố cổ Kinh Châu nằm ở khu vực ngày nay là quận Giang Lăng của Kinh Châu. Kinh Châu tọa lạc ở trung độ của Trường Giang, một nơi có tầm quan trọng chiến lược về mặt quân sự thời đó. Kinh Châu là kinh đô của 20 vị vua trong 411 năm của nước Sở trong thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc thuộc nhà Chu. Thành phố được Quan Vũ cho xây dựng bằng đất vào thời kỳ Tam Quốc. Trong thời kỳ Nam-Bắc triều, đây là kinh đô của Tề Hòa Đế (齊和帝) nhà Nam Tề, Lương Nguyên đế, và Hậu Lương; trong thời kỳ Ngũ đại thập quốc, đây là kinh đô của quốc gia Nam Bình. Quan Vũ (關羽, 162? - 220),[1] cũng được gọi là Quan Công (關公), tự là Vân Trường (雲長), Trường Sinh (長生) là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi. Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn.