У нас вы можете посмотреть бесплатно B27 - Hướng Dẫn Hành Thiền - Cách Để Tâm Được Định Tĩnh, Sức Quan Sát Mạnh Và Trí Tuệ Tăng Trưởng или скачать в максимальном доступном качестве, видео которое было загружено на ютуб. Для загрузки выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием видео, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса ClipSaver.ru
Hôm nay ngày 09/12/2024 tại Thiền Viện Phước Sơn tỉnh Đồng Nai, ngài thiền sư Kyunpin (ngài U Jaṭila) giảng Pháp. Hôm nay, Ngài sẽ giảng về cách thức hành thiền ngồi, thiền đi, làm thế nào để giúp cho tâm được định tĩnh, sức quan sát mạnh và trí tuệ tăng trưởng. Bởi vì khóa thiền sẽ kết thúc vào ngày 19 tháng 12, như vậy là còn 10 ngày nữa. Có một số thiền sinh mới đến. Khi bắt đầu khoa thiền, Ngài cũng đã giải thích cách thức thiền ngồi, thiền đi. Sau đó, Ngài giảng kinh. Hôm nay, Ngài sẽ không giảng một bài kinh cụ thể nào, mà dựa trên kinh điển nói chung, Ngài sẽ giải thích về việc hành thiền ngồi, thiền đi. Nhiều thiền sinh thì muốn học cách hành thiền, phát triển chánh niệm, để có thể áp dụng cho cả cuộc đời. Vì vậy, họ đến đây để học cách thực hành, rồi sau đó áp dụng trong cuộc sống. Quý vị đã nghe nhiều hướng dẫn về hành thiền từ nhiều vị thiền sư khác nhau. Có người hướng dẫn hành thiền quán hơi thở, có người hướng dẫn quán phồng xẹp, có người hướng dẫn quán tâm, có người hướng dẫn quán thọ. Nhiều thiền sinh thì không biết thực hành như thế nào. Để hiểu cách hành thiền, thực ra, dù quán tâm, hay là quán thọ, hay là quán hơi thở, hay là quán phồng xẹp, thực ra tất cả các đối tượng này đều được. Tuy nhiên, trong kinh điển Pāli, dùng từ Satipaṭṭhāna, tức là bốn niệm xứ. Bốn niệm xứ ở đây tức là thân, cảm giác, tâm, và các đối tượng nói chung, hay là Pháp. Như vậy thì điều nào thì đúng. Hôm nay Ngài sẽ giải thích lời Phật dạy và cách thực hành cổ xưa. Trong bốn xứ thân, thọ, tâm và Pháp, thì cái đối tượng nào cần phải tập trung quan sát cẩn thận, để giúp cho tâm định tĩnh hơn và sức quan sát mạnh hơn? Trong Kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy về chánh niệm, về cái cách quan sát. Khi thiền ngồi thì cần phải chú trọng vào hơi thở, là để mục chính, để quan sát cẩn thận, lập đi lập lại. Hơi thở ở đây tức là thân. Một số thiền sinh thì quán phồng xẹp. Cái lý do mà chúng ta phải quan sát, theo dõi hơi thở hay là phồng xẹp khi bắt đầu bởi vì sức quan sát của chúng ta chưa đủ mạnh để mà quan sát tâm, chưa đủ mạnh để mà quan sát các cảm giác, chưa đủ mạnh để quan sát các đối tượng khi nghe, khi thấy. Vì vậy, để giúp sức quan sát mạnh hơn, tức là chánh niệm mạnh hơn, thì chúng ta phải quan sát thân một cách cẩn thận, lập đi lập lại. Như vậy, lý do mà chúng ta phải quan sát phồng xẹp hay là hơi thở là giúp cho tâm đĩnh đĩnh hơn, sức quan sát mạnh hơn. Khi ta quan sát, thì cái đề mục nó thay đổi. Chúng ta phải theo dõi Có lúc nó lên, nó xuống, nó chuyển động, xoay, to hay nhỏ, lúc dài, lúc ngắn, nặng, nhẹ. Thì chúng ta chỉ quan sát đối tượng thôi. Không cần phải suy nghĩ là nó dài hay nó ngắn, hay nó to, hay nó nhỏ, hay nó xoay. Mà chỉ cần quan sát. Khi quan sát hơi thở cũng vậy, chúng ta có lúc thấy nó yên ắng, có lúc thở ra, thở vào, có lúc thì rõ, có lúc thì là nặng, lúc nhẹ, có lúc thì thấy xoay. Vậy thì dù có nó diễn ra như thế nào, chúng ta cũng chỉ tiếp tục quan sát mà không suy nghĩ, suy nghĩ tại sao là nó nhẹ, hay là làm thế nào để mà trình pháp. Thì bất kỳ điều gì diễn ra, thì chúng ta cũng chỉ quan sát cẩn thận. Dù nó to hay nhỏ, hay là đau nhức, hay nó xoay, dù mình thích hay là không thích. Hướng dẫn hành thiền, nó là như vậy. Đôi khi khi chúng ta quan sát, thì có thể thấy ngứa, nặng hay nhẹ, hay là thân nó lắc hay nghiêng, hay là nước mắt rơi, hay là nước miếng tiết ra, hay là thân thể nó gập xuống. Có nhiều thứ có thể xảy ra, chúng ta phải quan sát cẩn thận. Khi mà chúng ta quan sát cái đề mục chính cẩn thận, rồi các cái đối tượng khác xuất hiện, chúng ta có thể chuyển sang quan sát các cái đối tượng đó. Khi các đối tượng đó nó dừng lại, nó mất đi, thì quay lại cái đề mục chính. Tuy nhiên khi mà quan sát các đề mục phụ này, nó không có dừng lại, nó không có biến mất, thì chúng ta cũng cứ quay lại cái đề mục chính. Cái lý do mà Ngài giải thích như vậy, bởi vì bản thân Ngài là một tu sĩ Phật giáo, Ngài xuất gia sa di từ nhỏ, rồi Ngài học Kinh điển. Ngài học Kinh điển Pāli 15 năm. Thế nhưng mà thực hành như thế nào, thì Ngài cũng không biết. Lần đầu tiên, Ngài đến thiền viện Paṇḍitārāma để hành thiền. Lúc 5 giờ chiều, Ngài được hướng dẫn lên hướng dẫn hành thiền, được mở băng nghe Ngài Mahāsi hướng dẫn hành thiền. Đấy là lần đầu tiên Ngài nghe hướng dẫn hành thiền của Ngài Mahāsi. Sau 40 phút, thì Ngài cũng nắm được cái ý chung chung để quan sát đề mục chính, để quan sát co tay, duỗi tay, để quan sát khi đau, quan sát các suy nghĩ, để quan sát khi đứng. Thế nhưng mà Ngài vẫn không biết là cần phải tập trung vào cái đề mục nào. Khi mà đi trên đường, đi đến thiền đường, thì Ngài vẫn suy nghĩ, không biết làm thế nào để mà quan sát, không biết là cần phải tập trung vào cái đề mục, cái đối tượng nào để mà quan sát. Nhưng mà Ngài bảo không sao, dù sao thì cái đề mục chính cũng là rất là quan trọng. ----- Thiền Sư Kyunpin (U Jaṭila) Thiền Viện Phước Sơn - Đồng Nai (7/11/2024 - 19/12/2024) #thiensukyunpin #thiensuzatila #thiensujatila